Chào các bạn!

Trong bài hướng dẫn này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo Multisite bằng mã nguồn WordPress.

WordPress Multisite được hiểu như là một hệ thống tạo một mạng blog nội bộ trên một blog WordPress có sẵn, tức là bạn có thể tạo ra nhiều blog WordPress trên cùng một host, cùng database và các website này sẽ có đường dẫn là dạng subdomain (subdomain.domain.com) hoặc tạo một đường dẫn theo kiểu thư mục trên tên miền chính (domain.com/wpmu). Như vậy nó có nghĩa là bạn không cần upload nhiều source lên host, không cần tạo thêm database mới mà công việc của bạn chỉ là sửa file wp-config.php, sửa file .htaccess là bạn sẽ có thể sở hữu hàng ngàn blog WordPress khác nhau (nếu bạn có thời gian tạo ra và quản lý).

Thiết lập Wildcard DNS cho tên miền

Nếu bạn muốn sử dụng các blog con có tên miền dạng subdomain như domain1.tenmien.com, domain2.tenmien.com thì trước tiên cài đặt bạn nên thiết lập Wildcard DNS cho nó. Cách làm rất đơn giản, thêm 1 record A với hostname là *.domain.com và mang giá trị là IP của hosting bạn đang dùng. Xem ảnh dưới để rõ hơn.

Nếu bạn đang sử dụng hosting sử dụng Cpanel, bạn có thể tạo Wildcard rất đơn giản:

Kích hoạt WordPress MU

Kể từ phiên bản WordPress 3.0 trở đi thì WordPress MU đã được tích hợp sẵn vào WordPress khi các bạn cài đặt nhưng chỉ có điều là bạn chưa kích hoạt nó thì không thể sử dụng được. Vì vậy để bắt đầu kích hoạt WordPress MU thì các bạn cần làm theo hướng dẫn dưới đây.

Truy cập vào FTP (hoặc File Manager), tìm file wp-config.php ở thư mục cài đặt WordPress và mở nó lên.

Sau đó tìm dòng /* That’s all, stop editing! Happy blogging. */ và chèn đoạn code sau ngay phía dưới.

/* Multisite */
define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true );

Save lại, và bắt đầu tiến hành kích hoạt WordPress MU. Bạn truy cập vào Wp-Admin, tìm đến menu Tools sẽ thấy xuất hiện thêm menu Network Setup. Click vào nó.

Nếu bạn đang sử dụng plugin, WordPress sẽ yêu cầu bạn tắt hết tất cả các plugin.

Bây giờ bạn trở lại menu Tools -> Network Setup sẽ thấy hiển thị thông tin cài đặt.

Bạn chèn đoạn code thứ 1 vào file wp-config.php và chèn đoạn thứ 2 vào file .htaccess nằm ở thư mục blog WordPress của bạn.

Sau khi đã chèn xong 2 cái này, bạn tiến hành đăng nhập lại vào wp-admin một lần nữa, bạn sẽ thấy thanh menu trên cùng thể hiện như hình sau:

Chúc các bạn thành công!

  • WordPress
  • October 3, 2013
  • 0 comment
  • 97 views

Recent posts

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Lợi dụng thói quen tìm kiếm trên Google của nhiều người, tin tặc đã tạo ra nhiều bẫy lừa đảo […]

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

Có nhiều lý do khiến bạn muốn thay đổi thư mục mặc định để lưu trữ media (hình ảnh, video,…) […]

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Từ ngày 25/12/2024, tất cả các tài khoản mạng xã hội chưa được định danh sẽ bị ngừng hoạt động. […]

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dùng ứng dụng ngân hàng trên […]

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang