Longaccess là 1 dịch vụ lưu trữ đám mây nhưng khác với Google, Dropbox…ở chỗ nó hạn chế tối đa việc truy cập và chỉnh sửa dữ liệu lưu trên đó. Dịch vụ cũng có công nghệ mã hóa mà chỉ người dùng mới có thể truy cập được dữ liệu của họ, tương tự như 1 “ngân hàng Thụy Sĩ”.

Ngay sau khi đăng kí sử dụng, bạn chỉ mất vài thao tác chọn file dữ liệu muốn lưu trữ, rồi nhấn nút upload. Khi quá trình upload hoàn thành, Longaccess sẽ cung cấp cho bạn 1 chuỗi mã, và bạn có thể in đoạn mã này ra hoặc khắc hình xăm trên tay mình như 1 giấy xác thực. Đây chính là 1 điểm khác biệt của Longaccess so với các dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Dropbox hay Google Drive, vốn lưu dữ liệu được người dùng upload vào 1 tài khoản trên website. Một khi bạn đã upload dữ liệu lên đây, bạn không thể thay đổi, xóa, hay chỉnh sửa gì cho file đó. CEO Panayotis Vryonis nói rằng một khi dữ liệu đã được upload, thì nó sẽ ở trên đó mãi mãi.

“Longaccess chưa có tham vọng có thể lưu trữ dữ liệu cho người dùng qua nhiều thể kỷ – ít nhất là ở phiên bản hiện nay – tuy nhiên dịch vụ của chúng tôi chính là giải pháp tốt nhất cho người dùng phổ thông để họ có thể bảo quản dữ liệu số trong nhiều thập kỷ” – Panayotis Vryonis cho biết trên trang Wired.

Vryonis đã nảy ra ý tưởng thành lập Longaccess sau khi ông tự hỏi rằng liệu cô con gái 2 tuổi hiện nay của mình, khi đã trưởng thành, có thể tìm được bức ảnh đầu tiên của cô bé hay không. “Các bậc cha mẹ thường có xu hướng nghĩ về những gì sẽ xảy ra trong 10, 20 năm tới, và khi họ nghĩ về việc sẽ lưu trữ các dữ liệu số như thế nào cho tương lai đó, thì gần như không có dịch vụ nào đáp ứng được” – Vryonis phát biểu.

Cách mà Longaccess lưu trữ dữ liệu giống như 1 chiếc két sắt an toàn trong ngân hàng. Và có vẻ như Longaccess hứa hẹn sẽ là một “ngân hàng Thụy Sĩ” cho dữ liệu số, phù hợp để lưu trữ những dữ liệu cá nhân hay các tài liệu quan trọng, bí mật. Khi được hỏi Longaccess sẽ xử lý ra sao nếu có các vấn đề về bản quyền dữ liệu, hay khi các cơ quan chính phủ yêu cầu cung cấp dữ liệu, Vryonis nói rằng sẽ “cung cấp dữ liệu trong trường hợp các yêu cầu đó là chính đáng”. Tuy nhiên, dữ liệu sẽ được nén bằng chuẩn AES-256, và chuỗi mã “xác thực” sẽ được tạo ngẫu nhiên trên máy tính người dùng chứ không bao giờ được gửi về cho Longaccess, do đó nếu như có yêu cầu thì Longaccess sẽ chỉ có thể cung cấp được các dữ liệu đã được mã hóa nhị phân. Vryonis nói rằng các làm này không phải nhằm để lách các điều luật về bản quyền..mà nhằm đảm bảo rằng dữ liệu của người dùng được đảm bảo an toàn và chỉ họ mới được phép truy cập chúng.

Ngoài công nghệ mã hóa, Vryonis cũng hứa hẹn rằng với việc lưu trữ ở data center S3 của Amazon cũng sẽ giúp cho dữ liệu người dùng được đảm bảo tốt nhất, bởi đây là trung tâm dữ liệu được cho là có độ ổn định cực kì cao. Theo mô tả, data center này có độ ổn định gần nhưu tuyệt đối, 99,99%. “Nếu bạn lưu trữ 10.000 đối tượng trên S3, thì tỷ lệ dữ liệu bị thất lạc sẽ là chỉ 1 đối tượng trong 10 triệu năm”. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra 1 thách thức không nhỏ cho chính Longaccess. Để lưu trữ file trên đó, công ty của nó sẽ phải bỏ tiền để trả phí cho Amazon, vậy Longaccess làm thế nào để thu được tiền từ khách hàng để trả một khoản phí trong nhiều thập kỷ như vậy. Và đó sẽ là bài toán mà Vryonis phải tìm câu trả lời.

Cho tới nay, Longaccess phần nào nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Họ được công ty đầu tư mạo hiểm JEREMIE OpenFund đảm bảo cho khoản vay hơn 250.000 USD hồi tháng Bảy năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra quan tâm đến dịch vụ này với mục đích upload các dữ liệu nhạy cảm, hóa đơn, văn bản quy phạm pháp luật, rồi chia sẻ với đồng nghiệp của mình. Theo Vryonis, thậm chí 1 nhóm nhạc rock cũng quan tâm tới Longaccess để lưu trữ các bản ghi âm của họ, và điều đó cho thấy Longaccess có những tiềm năng sử dụng mà ban đầu Vryonis chưa nghĩ tới.

Theo: wired UK

  • Internet
  • April 26, 2014
  • 0 comment
  • 81 views

Recent posts

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Lợi dụng thói quen tìm kiếm trên Google của nhiều người, tin tặc đã tạo ra nhiều bẫy lừa đảo […]

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

Có nhiều lý do khiến bạn muốn thay đổi thư mục mặc định để lưu trữ media (hình ảnh, video,…) […]

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Từ ngày 25/12/2024, tất cả các tài khoản mạng xã hội chưa được định danh sẽ bị ngừng hoạt động. […]

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dùng ứng dụng ngân hàng trên […]

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang