Nếu bạn đang tò mò nghiên cứu bắt đầu học lập trình, hay đang ở những bước đầu tiên trên con đường làm nghề lập trình viên và muốn có một hình dung tốt hơn về chặng đường mình sẽ đi – bài viết này là dành cho bạn.

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của ngành công nghiệp, chưa bao giờ lập trình viên lại được săn đón như thời điểm hiện tại. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao chưa từng có trong lịch sử. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Không ít người hết lời ca ngợi nghề lập trình viên là “nghề hái ra tiền” bởi mức lương tới hàng chục triệu đồng.

Theo đó, tập những cá nhân tham gia vào ngành cũng mở rộng hơn bao giờ hết. Không còn bó hẹp trong phạm vi các cử nhân ngành CNTT, giờ đây người tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm có thể là học sinh tốt nghiệp phổ thông không hề có ý định học qua trường đại học. Hoặc là những người lựa chọn đổi ngành học, hay người đang làm trong lĩnh vực khác muốn chuyển nghề… Tuy nhiên dù đối với bất kỳ ai, việc trở thành một lập trình viên là một chặng đường dài. Bài viết này chia sẻ tất tần tật những gì liên quan đến câu chuyện học lập trình cho người mới bắt đầu.

Lập trình và ứng dụng của lập trình trong cuộc sống

Lập trình là sử dụng các ngôn ngữ chỉ dẫn cho máy tính (gọi là ngôn ngữ lập trình), cùng các công cụ và tiện ích khác để xây dựng nên các chương trình và ứng dụng có thể chạy trên máy tính, thiết bị điện tử. Qua nhiều giai đoạn phát triển liên tục, ngành lập trình giờ đây đang tạo ra những thứ vô cùng gần gũi và thiết thực trong cuộc sống:

  • Các hệ phần mềm đang điều hành máy tính, điện thoại, tivi, nhà thông minh… trên khắp thế giới, cùng với những phần mềm chạy trên chúng.
  • Hệ thống blog, website, mạng xã hội… những nơi mà hàng ngày chúng ta vẫn thường truy cập để cập nhật tin tức, kinh doanh, để chia sẻ thông tin.
  • Các phần mềm ứng dụng quản lý. Nhờ đó, những người kế toán, thu ngân… có thể dễ dàng vận hành được cả một lượng số liệu đồ sộ chỉ bằng vài cú click chuột.
  • Các ứng dụng điều phối giao thông, dự đoán thời tiết, cảnh báo thiên tai, quản lý cấp nước, phân phối điện, quản lý ga tàu, phân phối phương tiện đưa đón công cộng…
  • Và vô vàn các phần mềm đang hoạt động trong các thiết bị điện tử thông minh khác xung quanh bạn..

Nghề lập trình

Học lập trình là khó, đó là điều không thể không công nhận. Nhưng khi mang ra so sánh với các kỹ năng và con đường sự nghiệp từ các ngành nghề khác, trở thành lập trình viên có thể là một trong những lựa chọn dễ dàng thực hiện nhất. Bạn có thể không phải mất tới 4 năm hoặc nhiều hơn tại trường đại học để tham gia vào một lĩnh vực nghề nghiệp. Bạn thực sự có thể bắt đầu vào nghề chỉ sau ít tháng học tập tập trung có chủ đích cường độ cao.

Các lập trình viên làm việc trong một ngành công nghiệp mang hơi thở của thời đại, thú vị, nơi mỗi ngày làm việc đều mang đến thách thức và kiến thức mới. Nền kinh tế trong ngành lập trình luôn đối xử rất công bằng với mọi nỗ lực phát triển kiến thức và kỹ năng của bạn. Người làm nghề lập trình cũng luôn có khả năng tạo ra cơ hội làm việc cho chính mình, ở bất cứ đâu và bất kỳ thời gian nào, nếu họ muốn.

Người mới học lập trình nên bắt đầu từ đâu?

Những người mới bắt đầu thường có xu hướng tìm hiểu xem nên chọn học ngôn ngữ gì. Tuy nhiên, đó lại là cách làm ngược. Thực tế, công nghiệp phần mềm không phải là một khối đơn nhất mà có nhiều mảng lĩnh vực nhỏ. Trước khi quyết định học một ngôn ngữ, bạn nên xác định mình muốn tham gia vào lĩnh vực nào. Cũng giống như đi câu cá, bạn nên khảo sát ao cá xem có cá không, có những loại cá nào. Sau đó, hãy đi mua loại cần câu và mồi câu thích hợp..

Lập trình ứng dụng Web

Ứng dụng Web hầu như là giao diện tiếp cận người dùng của hầu hết các phần mềm hiện đại. Hiểu đơn giản thì khi một tổ chức xây dựng hệ thống phần mềm của mình, luôn có chỗ cho một hay nhiều ứng dụng Web trong số đó. Đây chính là nguyên nhân tại sao nhu cầu của các lập trình viên Web chưa bao giờ hạ nhiệt.

Làm việc với ứng dụng Web chính là làm việc với Internet – một trong những nền tảng hạ tầng quan trọng nhất trong nghành CNTT của chúng ta. Đồng thời, ứng dụng Web như một chất keo dính nhiều lĩnh vực phần mềm khác lại thành một khối: blockchain, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Khoa học dữ liệu, Mobile, IoT… Luôn có cơ hội để một lập trình viên viết ứng dụng Web mở rộng tập năng lực của mình.

Có một số ngôn ngữ lập trình thực sự phù hợp cho ứng dụng Web, có thể kể đến như:

  • JavaScript: mã lệnh JavaScript tồn tại hầu như trên hầu hết website nào
  • PHP: ngôn ngữ được thiết kế đặc biệt để phù hợp cho việc viết ứng dụng Web
  • Java: một ngôn ngữ được sử dụng trong phổ rộng, nhưng trong mắt các nhà phát triển nên nó, Java luôn là một “ngôn ngữ lập trình Internet”.
  • Python: ít người mới nào biết rằng mặc dù được nhắc nhiều tới khi nói về Dữ liệu lớn và Khoa học dữ liệu, nhưng trong thực tế với bản chất là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, súc tích, ngắn gọn, Python cũng là một ngôn ngữ phổ biến để lập trình ứng dụng Web.

Lập trình di động

Hiện nay, trên thế giới có 2 tỷ người dùng điện thoại thông minh. Trong đó, có gần 6 triệu ứng dụng trên di động, bao gồm: game, tiện ích, kinh doanh, sức khỏe… Ứng dụng của bạn hay của tổ chức gần như có thể tham gia vào nền kinh tế đó trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn. Nếu bạn muốn tham gia vào lĩnh vực đầy cơ hội và thách thức này? Hãy chọn học lập trình di động.

Chuyên gia Dữ liệu lớn

Thực tế, có nhiều tập dữ liệu cồng kềnh và phức tạp đến mức hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống không đáp ứng được. Các chuyên gia Big Data sẽ lo phần việc này. Nói cách khác, đây là những người chuyên xử lý các phần dữ liệu lớn. Khi lượng dữ liệu lưu trữ ngày càng phát triển lên, nhu cầu nhân sự về các chuyên gia Dữ liệu lớn cũng tăng lên tỷ lệ thuận.

Kiểm thử phần mềm

Không phải tất cả các phần mềm làm ra đều được đưa vào sử dụng ngay. Chúng đều phải trải qua quá trình kiểm thử và đánh giá nhằm đảm bảo có thể chạy tốt và ổn định trong nhiều kịch bản và nền tảng khác nhau. Chạy thử và kiểm tra phầm mềm là công việc của những chuyên viên kiểm thử phần mềm.

Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin

Nếu bạn đã có kiến thức chuyên môn ở một vài lĩnh vực khác, khi có thêm kiến thức về lập trình phần mềm và cơ sở dữ liệu, bạn có thể đảm nhận vai trò của một chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin. Hầu hết các doanh nghiệp hiện giờ đều sử dụng đến các phần mềm quản lý như: kế toán, nhân sự, quản lý hệ thống CRM… Đây chính là cơ hội việc làm lớn dành cho các lập trình viên.

Học lập trình cho người mới bắt đầu – Một số ngôn ngữ lập trình căn bản

Trước khi bàn đến kinh nghiệm và cách học lập trình cho người mới bắt đầu, chúng ta sẽ điểm qua những ngôn ngữ lập trình cơ bản.

PHP

Hiện nay, các lập trình viên Facebook vẫn đang sử dụng PHP để phát triển nền tảng của mình. WordPress – nền tảng blog lớn nhất thế giới, hiện tại đang được sử dụng vô cùng phổ biến để phát triển các kênh giao tiếp và thương mại điện tử – được viết bằng PHP. Tương tự, các ông lớn khác như Wikipedia, MailChimp… sử dụng PHP làm ngôn ngữ chính yếu để phát triển ứng dụng của mình.

PHP là mã nguồn mở, miễn phí, thiết kế đặc biệt để phát triển ứng dụng Web một cách tiết kiệm nhất. Với những ưu điểm như lịch sử già dặn, cộng đồng tích cực, hệ sinh thái phong phú, công cụ phát triển hoàn thiện, PHP luôn là một trong các lựa chọn sáng giá được đem ra cân nhắc khi quyết định xây dựng một ứng dụng web. Đây có lẽ cũng là lý do mà phần lớn doanh nghiệp hiện giờ đều ưu tiên tuyển dụng những lập trình viên thông thạo ngôn ngữ này.

Java

Một ngôn ngữ dễ đọc, mạnh mẽ, linh hoạt, phổ biến, và có cộng đồng vô cùng vững chắc. Java là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều thứ 3 trên thế giới. Nhắc đến Java là nhắc đến ứng dụng quy mô tổ chức, đến Internet, đến lập trình ứng dụng di động trên nền tảng Android, nhưng ít ai biết rằng Java cũng rất phổ biến trong lập trình IoT, trí tuệ nhân tạo. Người mới thường lo ngại các tính chất tối tân của Java có thể khiến cho quá trình học ngôn ngữ này khó khăn hơn, trong thực tế trái lại. Tính chất chặt chẽ của ngôn ngữ này thực sự giúp cho người làm việc với Java trở thành một lập trình viên tốt hơn.

Python

Được phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum, Python cũng năm trong danh sách ngôn ngữ lập trình phổ biến và dễ tiếp cận. Python là ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí, thậm chí cho các ứng dụng thương mại. Theo đó, Python cho phép các lập trình viên tạo ra một số lượng lớn code dễ đọc trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng Python cũng là một ngôn ngữ dynamic, hỗ trợ hướng đối tượng và có phong cách lập trình chức năng như những ngôn ngữ khác. Bởi tính mềm dẻo, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay.

C và C++

C và C++ là khá quen thuộc với hầu hết các sinh viên trong ngành công nghệ thông tin. Bởi, hai ngôn ngữ này thường được đưa vào chương trình giảng dạy ngay từ những năm đầu. C/ C++ được mệnh danh là nền tảng của khoa học máy tính và lập trình. Tuy nhiên, C và C++ được đánh giá là rất khó để học. Dù vậy, nếu nắm được chắc hai ngôn ngữ này, bạn có khả năng học sang ngôn ngữ khác rất nhanh bới hầu hết các ngôn ngữ đều được phát triển từ một hay một vài khái niệm của C/ C++.

Xắn tay mà học, không ngừng

Muốn được học và thực hành việc học thôi là chưa đủ. Bạn còn phải học đúng cách. Cho dù bạn học lập trình trong một khóa học khoa học máy tính của trường đại học, hay học online với một khóa học coding bootcamp, bạn luôn cần định ra cách mình học một cách bài bản, thực hành cách học đó và thường xuyên cải tiến.

Tuy vậy, có một tính chất vĩnh viễn không thay đổi cho dù với bất kỳ phương pháp học nào. Khi học để trở thành lập trình viên, bạn phải thực hành, thực hành, và thực hành rất nhiều. Làm theo, thuần thục, biến hóa, tuần tự nhi tiến. Hãy nghĩ ra đủ loại mục tiêu để thực hành và qua đó nâng cấp  kỹ năng.

Nghành lập trình cùng toàn thể hệ sinh thái của nó liên tục biến đổi. Trở thành một lập trình viên không đại diện cho việc bạn có đủ kỹ năng để làm một lập trình viên tốt trong 5 năm nữa. Bạn phải giữ nhịp học tập liên tục, những kiến thức mới, ngôn ngữ mới, công cụ mới. 

Một vài kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Đi chậm mà chắc

Có một số người bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu học, họ nắm bắt kiến thức rất nhanh. Nhưng về sau, họ lại bị bỏ ở đằng sau. Tại sao họ lại bị tụt dốc trong khi nền tảng của họ tốt hơn?

Đó là vì họ đã đi quá nhanh. Họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ lại ít khi thực hiện công việc lập trình. Một vài kiến thức nâng cao họ biết không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

Trước tiên, chúng ta cần có một nền tảng tốt. Hãy thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập, bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Từ đó hình thành được thói quen tốt để giải quyết vấn đề.

Đừng bao giờ ngừng tiến trình luyện tập của mình. Bạn cũng không nên đi quá nhanh hay quá chậm. Đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Đừng chỉ hài lòng với copy và paste code

Để ghi nhớ một từ vựng tiếng Anh, ta thường hay viết đi viết lại chúng. Code cũng vậy! Để thực sự nắm bắt được chúng, hãy tự gõ. Mỗi lần bạn gõ ra dòng code là một lần bạn ghi nhớ. Đừng tiện tay copy và paste. Vô hình chung, hành động này sẽ trở thành một thói quen xấu, cản trở việc học sau này của bạn. Đây là một kinh nghiệm xương máu để học lập trình cho người mới bắt đầu.

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Học đi đôi với hành

Trên mạng có rất nhiều nguồn website, video hướng dẫn học code. Nhiều người chỉ mở chúng ra xem chăm chú và gật gù. Tuy nhiên, sau khi tắt máy tính đi, những kiến thức đó đọng lại trong bạn được bao nhiêu? Bạn có thể thực hiện lại ngay được chứ? Cách hiệu quả nhất để nắm kiến thức nhanh chóng đó là vừa xem vừa làm. Xem đến đâu gõ đến đó thì hiệu quả hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Tự làm lại

Sau khi vừa xem video vừa thực hiện, hãy tự làm lại. Tắt máy đi, thoát ly khỏi mọi hướng dẫn, bắt đầu code. Hãy làm từ những gì mình hiểu được, tự tìm và khắc phục lỗi sai. Nếu cảm thấy bế tắc thì mới nên xem lại video. Chỉ có như vậy, những kiến thức đó mới thực sự  trở thành của bạn.

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Tự thách thức bản thân

Bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình, bạn sẽ mau chóng tiến bộ hơn. Đây là cách mà các lập trình viên giỏi rất hay làm với mình. Ví dụ bạn xem một tutorial về cách gửi mail bằng PHP. Trong video có hướng dẫn gửi mail nhưng không gửi file đính kèm. Bạn hãy cho đấy là bài tập về nhà của mình và tự tìm cách khắc phục. Ví dụ khi bạn đọc một bài về jQuery Slider. Nếu người ta chỉ có chuyển hình kiểu chạy qua, bạn sẽ tự tìm cách tạo cho nó chạy qua, vòng lại…

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu

Kiến thức là một biển cả mênh mông không một ai có thể nắm bắt được. Vì thế, không có sách nào, nguồn nào tổng hợp được mọi kiến thức. Học ở mỗi nơi một chút đó là cách bạn thu thập tinh hoa nhanh nhất. Nhưng bạn cũng hãy biết cách chọn lọc và tổng hợp kiến thức sao cho tối ưu nhất.

Kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu – Gỡ rối bằng cách sử dụng công cụ gỡ lỗi

Khi chương trình của bạn có một lỗi nào, Debug chính là công cụ rất tốt dùng để gỡ rối. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng. Ngoài ra, Debug còn giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn. Một chương trình debug có thể giúp bạn nhanh chóng trả lời những gì mà bạn đang làm. Debug chính là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình

  • Internet
  • December 3, 2020
  • 0 comment
  • 102 views

Recent posts

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook chia sẻ Apple Intelligence không chỉ đơn thuần là AI tạo sinh, mà […]

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Bản cập nhật iOS 18.1 được Apple phát hành ngày 28/10, đưa một số tính năng AI của Apple Intelligence […]

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Dự kiến, iOS 18.1 sẽ chính thức được phát hành cho các mẫu iPhone tương thích vào tuần tới. Hiện, […]

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Một số người dùng vừa nâng cấp lên iPhone 16 phản ánh rằng thiết bị của họ gặp phải tình […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang