Lý do chúng tôi muốn các bạn hiểu được khái niệm “kinh doanh đa cấp” (MLM) vì hiện tại có rất nhiều dự án đầu tư tiền ảo hoạt động theo mô hình này (thường được gọi là “coin đa cấp”) và có những dấu hiệu lừa đảo, mặc dù không phải coin đa cấp nào cũng xấu và lừa đảo nhưng trước khi bạn quyết định đầu tư thì nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ về các đồng coin đa cấp này, vì chẳng may bạn đầu tư tin dự án lừa đảo thì nguy cơ mất trắng tiền đầu tư là rất cao.

Kinh doanh đa cấp (MLM) là gì?

Kinh doanh đa cấp (MLMMulti-level Marketing) hay bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua qua một mô hình nhiều tầng bao gồm những cá nhân hoạt động riêng biệt, họ có thể mua hàng trực tiếp tại công ty mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.

Bản chất những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty mà thôi. Nhiệm vụ của họ là giới thiệu, bán hàng sản phẩm tới người tiêu dùng và nhờ vào việc đó họ sẽ có lợi nhuận từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số…

Kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Ở Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều vụ lừa đảo liên quan đến kinh doanh đa cấp. Có nhiều bài viết nghi ngờ hoạt động của nhiều công ty kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, với thủ đoạn lừa đảo.

Các dự án tiền điện tử hoạt động theo mô hình đa cấp

Vì tính phức tạp và thiếu thông tin nên thật khó có thể phân biệt được rõ ràng giữa tiền kỹ thuật số nghiêm túc với đồng tiền đa cấp. Chính điều này làm những đồng tiền công nghệ chân chính bị mang tiếng oan, và cũng vì lý do đó mà đồng tiền được lập ra để lừa đảo trông không khác nhau là mấy. Bởi tiền kỹ thuật số thông thường dựa trên mô hình mã nguồn mở nên việc một đồng tiền lừa đảo cũng có thể dùng mã nguồn mở để tạo ra đồng coin có thể giao dịch như các loại tiền điện tử thông thường.

Các đồng coin lừa đảo cũng có thể giống với các coin bình thường như Bitcoin hay Ethereum là chúng cũng có thể có các phần mềm ví như bình thường, thậm chí có thể dùng với ví cứng vì được sửa từ cùng những mã nguồn của các coin thông thường nên kế thừa những đặc tính kỹ thuật của các coin đó.

Vậy làm sao để phân biệt giữa chúng? Nói chung cũng khá khó phân biệt vì về mặt kỹ thuật cơ bản thì giống nhau, có khác là khi họ thu được tiền bán coin thì họ không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nó mà chỉ tuyên bố và thu hút thêm người để lấy được thêm tiền và bùng.

Vậy làm thế nào để họ lấy được thêm tiền mà không bị phát hiện? Bằng cách khoá số tiền của người đầu tư càng lâu càng tốt, để tiền từ người bậc dưới được giữ lại càng lâu càng tốt và trả dần cho những người bậc trên. Đến khi bậc đủ cao và đế đủ rộng và người tổ chức gom được số tiền đủ lớn và bỏ trốn. Ngay cả trường hợp người tổ chức bỏ trốn thì những bậc trung gian có thể vẫn chưa biết hoặc cố tình không biết để gom tiền trừ cho khoản đầu tư của mình.

Cách khoá vốn thường dưới dạng các gói đầu tư mà chưa phát hành coin. Đó cũng có thể là phát hành coin ngay nhưng chưa tổ chức để có thể mua bán, trao đổi tự do mà có thể khoá vốn lại để chưa thể gửi bán được trong một thời gian. Bằng cách khoá vốn này, mô hình kim tự tháp có đủ thời gian để phát triển nhiều cấp và gom được số tiền đủ nhiều để cho dù có phải chi trả cho một số ít người ở bậc cao với lãi suất rất lớn để cho thật hấp dẫn thì họ vẫn còn dư tiền.

Một ví dụ điển hình về coin đa cấp lừa đảo chính là đồng tiền ảo Onecoin, một dự án đầu tư đã bị vạch tránh là lừa đảo tiền của rất nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới cách đây không lâu. Onecoin đã bị điều tra hình sự lần đầu tiên tại Thụy Điển và rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ.

Vậy làm sao để nhận biết một đồng coin đa cấp lừa đảo?

  1. Để không bị pháp luật sờ gáy, người tổ chức thường không công khai thông tin cá nhân, hoặc sử dụng thông tin giả. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết. Nếu không có ý định lừa dối, sao lại phải cung cấp thông tin giả hoặc che dấu thông tin cá nhân?
  2. Người tổ chức tránh tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mà chỉ dùng phương thức trao đổi ẩn danh. Có thể họ có cung cấp thông tin cá nhân một cách chung chung, copy vài cái ảnh trên mạng, gán cho vài cái tên nhưng không liên kết đến các hiện diện trên mạng xã hội như Linkedin, Twitter,… và tránh sử dụng số điện thoại và địa chỉ cụ thể.
  3. Che dấu thông tin đăng ký website. Không để lộ thông tin người đăng ký website, người đăng ký tên công ty, mở công ty ở những nơi không cần thông tin cá nhân cụ thể. Một số coin đa cấp thường sử dụng những dịch vụ giấu thông tin khi đăng ký website. Để kiểm tra có thể vào trang betterwhois.com và gõ tên miền của website và kiểm tra xem có thông tin cá nhân của người đăng ký hay không.
  4. Khoá vốn không thể giao dịch một thời gian: Vốn góp của người đầu tư không được trao đổi, mua bán, hay giao dịch một cách tự do mà bị khoá lại một thời gian, hoặc chỉ có thể giao dịch ở trên một số sàn giao dịch mà ở đó người ta giới hạn hoặc khó có thể giao dịch được tự do.
  5. Không có dấu hiệu phát triển thêm các tính năng kỹ thuật hoặc những hứa hẹn phi thực tế. Nhiều người lừa đảo thường có những tuyên bố rất hấp dẫn như có khả năng tạo ra những tính năng kỹ thuật phi thường, nhưng lại không có căn cứ thực sự để làm việc đó.
  6. Không cung cấp đường link đến nơi để mã nguồn công khai, hoặc nếu có thì mã nguồn không được cập nhật hoặc ít được cập nhật.
  7. Lãi khủng không căn cứ rõ ràng: Đây là điều quan trọng đặc biệt quan trọng dễ nhận biết. Một coin đại diện cho một dự án tiền điện tử thông thường thì không có gì đảm bảo rằng nó có thể thành công, ngay cả những dự án thành công nhất hiện nay như Bitcoin, Dash, hay Ethereum cũng đều có chứa đựng những rủi ro và không có gì đảm bảo là không có vấn đề trong tương lai. Nếu có loại coin nào được quảng bá là lãi lớn, lại chắc ăn nữa thì nên cực kỳ cẩn thận tìm hiểu.

Trên đây là bài viết “Kinh doanh đa cấp (MLT) là gì? Cách nhận biết dự án đầu tư tiền ảo lừa đảo” hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn đang tìm hiểu về các dự án tiền ảo đầu tư theo mô hình đa cấp thì nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia. Mình nhắc lại không phải 100% các đồng coin đa cấp đều lừa đảo, ngược lại có những dự án mang về lợi nhuận rất tốt và ổn định như Bitconnect.

Nhưng Bitconnect chỉ là một dự án đầu tư MLM hiếm hoi có thể phát triển mạnh mẽ và lâu dài như vậy, vì phần lớn các đồng coin đa cấp hiện nay đều tiềm ẩn rủi ro lừa đảo cực lớn. Thị trường tiền điện tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang rất phát triển và là cơ hội kiếm tiền rất tiềm năng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiếm tiền được từ thị trường này, bạn cần phải có kiến thức, khả năng đánh giá, nhìn nhận và kỹ năng phân tích,..để nhận biết được dự án nào nên tham gia, dự án không nên tham gia, thời điểm tham gia cũng thời điểm rút vốn,..

Chúc các bạn thành công.

Recent posts

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Cẩn thận dính mã độc nguy hiểm khi search Google

Lợi dụng thói quen tìm kiếm trên Google của nhiều người, tin tặc đã tạo ra nhiều bẫy lừa đảo […]

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

[WordPress] Hướng dẫn thay đổi thư mục media mặc định trong WordPress

Có nhiều lý do khiến bạn muốn thay đổi thư mục mặc định để lưu trữ media (hình ảnh, video,…) […]

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Hướng dẫn xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook

Từ ngày 25/12/2024, tất cả các tài khoản mạng xã hội chưa được định danh sẽ bị ngừng hoạt động. […]

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Một số người dùng Android có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng ngân hàng

Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dùng ứng dụng ngân hàng trên […]

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang