Cũng như nhiều thiết bị lưu trữ khác, ổ đĩa gắn ngoài đôi lúc không được Windows nhận ra, những thủ thuật sau sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này.

Khi kết nối ổ đĩa gắn ngoài với máy tính mà Windows thông báo không nhận ra, có thể là do thiết bị không được thiết lập hay định dạng đúng cách. Lúc này, bạn thử tiến hành một số bước sau:

1. Chỉ định ký tự tên ổ đĩa

Hãy khoan bối rối khi bạn kết nối thiết bị vào mà Windows không nhận ra (ổ đĩa không hiển thị trong My Computer). Vấn đề này có thể là do ổ đĩa không được gán tên bằng một ký tự, vậy nên nó không được hiển thị.

Với nhiều thiết bị kết nối khác nhau, Windows sẽ gán tên cho mỗi thiết bị bằng một ký tự để có thể đánh dấu và quản lý các thiết bị đó. Đôi khi, Windows lại không gán tên cho một thiết bị, thường là ổ cứng gắn ngoài.

Để gán tên cho ổ đĩa, bạn vào Start > chọn Run, nhập compmgmt.msc rồi bấm OK. Trên hộp thoại mở ra, tại mục Storage ở khung bên trái, bạn chọn Disk Management.

Sau đó, nhấn phải vào biểu tượng ổ đĩa gắn ngoài rồi chọn Change Drive Letters and Paths trong menu ngữ cảnh hiện ra.

Bạn hãy chỉ định một ký tự làm tên ổ đĩa, tên ổ đĩa bạn có thể đặt bất kỳ từ A đến Z. Tuy nhiên, bạn không được đặt tên trùng với tên các ổ đĩa đã có trong máy tính.

Sau khi hoàn thành, bạn hãy thử vào My Computer lại và xem ổ cứng có xuất hiện hay chưa.

2. Định dạng ổ cứng

Nếu cách trên vẫn không khắc phục được vấn đề, có thể do đĩa cứng của bạn chưa được định dạng (format) chính xác.

Bạn mở hộp thoại Run, gõ diskmgmt.msc rồi bấm OK. Trình quản lí ổ đĩa Disk Management sẽ hiện ra. Bạn bấm chuột phải vào ổ đĩa cứng gắn ngoài, chọn Format rồi tiến hành định dạng lại ổ đĩa theo chuẩn NTFS.

3. Khởi tạo ổ đĩa

Trong một vài trường hợp, Windows có thể không nhận ra ổ đĩa của bạn vì nó chưa được tạo phân vùng. Nếu ổ cứng gắn ngoài đã được kết nối thì Windows sẽ nhắc bạn tạo phân vùng, còn không thì bạn phải tiến hành tạo bằng trình Disk Management.

Trong danh sách các ổ đĩa, bạn nhấn phải chuột lên đĩa cứng gắn ngoài và chọn New Simple Volume… từ menu ngữ cảnh hiện ra.

Bạn chọn dung lượng và phân vùng theo hướng dẫn của trình thuật sĩ New Simple Volume Wizard.

4. Các phương pháp khác

– Hãy thử tháo kết nối đĩa cứng gắn ngoài với máy tính và kết nối lại lần nữa.

– Nếu đã thử qua những cách trên mà Windows vẫn không nhận ra ổ cứng gắn ngoài, bạn kiểm tra lại việc cài đặt/cập nhật driver và phần mềm của thiết bị từ trang web của nhà sản xuất (như: Western Digital, Iomega, Seagate…).

– Mỗi đĩa cứng gắn ngoài khác nhau sẽ có những điểm khác nhau, nhất là khi chúng không cùng nhà sản xuất. Hãy thử tìm kiếm thêm thông tin trên Google về hiện tượng ổ cứng của bạn.

Một điều nữa là, ổ đĩa cứng gắn ngoài không nằm trong số các sản phẩm đáng tin cậy nhất trên thị trường, bởi vì chúng có tuổi thọ làm việc nhất định.

Khi nghe tiếng pip hay lạch cạch phát ra từ ổ đĩa, có thể đó là lúc bạn phải thay một ổ cứng gắn ngoài mới.

  • Windows
  • July 2, 2013
  • 0 comment
  • 72 views

Recent posts

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook chia sẻ Apple Intelligence không chỉ đơn thuần là AI tạo sinh, mà […]

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Bản cập nhật iOS 18.1 được Apple phát hành ngày 28/10, đưa một số tính năng AI của Apple Intelligence […]

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Dự kiến, iOS 18.1 sẽ chính thức được phát hành cho các mẫu iPhone tương thích vào tuần tới. Hiện, […]

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Một số người dùng vừa nâng cấp lên iPhone 16 phản ánh rằng thiết bị của họ gặp phải tình […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang