Tìm kiếm sự chuyên nghiệp

 

Tồn tại cùng sự phát triển của những nền văn minh đầu tiên, dự án là một khái niệm không hề mới. Nhưng các lý thuyết và phương pháp quản lý dự án, ngạc nhiên thay, lại chỉ thực sự bùng nổ trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây.

 

Tiên phong của chính phủ và sự lan tỏa trong khối tư nhân

Mãi đến những năm 50 của thế kỉ 20, một số công cụ và mô hình quản lý dự án hiện đại mới bắt đầu được các chính phủ trên thế giới áp dụng, mở đầu là các kế hoạch đầy tham vọng của Hải quân Mỹ và NASA trong nỗ lực kiểm soát chặt chẽ tài chính và quy trình thực hiện của các dự án quy mô lớn. Một thập niên sau đó, khu vực tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, giao thông và phát triển phần mềm nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng các lý thuyết quản trị phức tạp để vận hành doanh nghiệp ngày càng đồ sộ của mình.Tuy nhiên, sự bùng nổ của các lý thuyết và công cụ quản lý dự án chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1990 khi chúng được mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trên toàn cầu nghiên cứu, sử dụng và phát triển.

“Mọi người thường có khuynh hướng nghĩ rằng quản lý dự án chỉ đơn giản là việc hoàn thành một công trình đúng hạn. Thật ra nó bao hàm nhiều yếu tố hơn thế – và nó có liên quan đến mọi lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh, tổ chức chính quyền và ngay cả trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ,” bà Melina Silva, điều phối chương trình Thạc sĩ Quản lý Dự án tại đại học RMIT Việt Nam, giải thích.

Chính vì tính thực tiễn đặc thù của ngành này, từ những nỗ lực của một số ít người đi đầu, ngày nay, các mô hình quản lý dự án hiện đại cùng các kỹ năng quản trị tương ứng không những được chấp nhận rộng rãi, mà còn được liên tục bổ sung và hoàn thiện bởi các chuyên gia trên khắp thế giới. Các bằng cấp quốc tế nhằm đánh giá năng lực của nhà quản lý dự án như CAPM, PMP, PgMP đã sớm có mặt và đóng vai trò quan trọng trong sự thăng tiến của bất cứ ai lựa chọn ngành này.

Lớp học thạc sĩ tại RMIT Việt Nam

Đừng để “trâu chậm uống nước đục”

Hiện nay tại nước ta, các dự án quy mô lớn đòi hỏi sự kết nối đa ngành, đa lĩnh vực ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, nhà quản lý dự án ngày càng đóng vai quan trọng trong quản trị chiến lược toàn diện, giúp các doanh nghiệp đưa ra các bước triển khai kế hoạch hiệu quả, giải quyết các bế tắc thường gặp trong việc quản lý hệ thống.

Vấn đề khó khăn hiện nay mà nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đang gặp phải, đó là sự thiếu hụt các cá nhân vừa vững chuyên môn, vừa đáp ứng được các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và xử lý thông tin đa chiều. Đối với những dự án quy mô vừa hoặc nhỏ, mức độ thiệt hại do sự non kém và sai sót có thể chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp. Nhưng khi đối diện với các dự án lớn, tình trạng kém chất lượng rất dễ tác động trực tiếp đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, nhất là trong giai đoạn sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam không còn bó gọn trong phạm vi lãnh thổ đất nước.

Chị Nguyễn Diễm Hà Dương, hiện đang công tác tại Novo Nordisk Pharma Operation A/S, chia sẻ: “Do tính chất cạnh tranh đặc thù trong công việc của tôi nên việc lập kế hoạch, dự toán tài chính chính xác, chi tiết và phù hợp là tối cần thiết để dành lấy ưu thế trước các quốc gia khác đang theo đuổi cùng một dự án. Chỉ cần một lần trễ hạn, phía Việt Nam có thể sẽ bị loại khỏi chương trình.”

Theo bà Melina Silva, một trong những vấn đề mà Việt Nam cùng nhiều nền kinh tế đang phát triển khác đang gặp phải đó là sự thiếu hụt trong nhận thức của nhiều người về ý nghĩa thực sự của “quản lý dự án” như là một ngành học chuyên nghiệp.

“Nhưng quan điểm này đang dần được thay đổi,” bà khẳng định thêm, “đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức ở một số lĩnh vực nhất định rằng sự khác nhau giữa thành công và thất bại của bất cứ dự án quan trọng nào, đều có thể được quyết định bởi việc người chịu trách nhiệm dự án có kiến thức vững chắc về các nguyên tắc và phương pháp quản lý dự án hiệu quả hay không. Đây thực sự là một chuyên ngành quan trọng, và những ai hiểu rõ nó chắc chắn sẽ có được những cơ hội nghề nghiệp rất lớn trong những năm tới đây.”

Một vị thế mang tầm quốc tế không còn là giấc mơ quá xa vời của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để vị thế ấy được vững bền, các dự án quan trọng cần được thực hiện bài bản dưới sự chỉ đạo của các cá nhân đã qua đào tạo, được trang bị đủ khả năng dự trù, đón nhận và xử lý các vấn đề phát sinh liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án. May mắn có thể là điều kiện cần, nhưng không bao giờ là đủ để cấu thành nên một dự án thành công.

Recent posts

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tính năng tìm kiếm AI của Google có mặt tại Việt Nam

Tuần này, Google AI Overviews bắt đầu triển khai đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam và hỗ […]

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Apple trình làng bộ tính năng AI đầu tiên trên iPhone, iPad và Mac cao cấp

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook chia sẻ Apple Intelligence không chỉ đơn thuần là AI tạo sinh, mà […]

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Apple phát hành iOS 18.1 đưa Apple Intelligence lên iPhone

Bản cập nhật iOS 18.1 được Apple phát hành ngày 28/10, đưa một số tính năng AI của Apple Intelligence […]

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Apple sắp phát hành iOS 18.1

Dự kiến, iOS 18.1 sẽ chính thức được phát hành cho các mẫu iPhone tương thích vào tuần tới. Hiện, […]

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Xuất hiện thêm lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16

Một số người dùng vừa nâng cấp lên iPhone 16 phản ánh rằng thiết bị của họ gặp phải tình […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang