Root máy Android cũng như jailbreak trên iOS, giúp bạn có thể xâm nhập sâu vào hệ thống và dễ dàng tùy biến thiết bị của mình hơn.

Các bản cập nhật của hệ điều hành Android và sự can thiệp của các nhà sản xuất thiết bị Android như Samsung, Lg, Sony, … khiến các thiết bị chạy hệ điều hành này càng khó root. Các ứng dụng one-click để root dường như không còn quá hiệu quả, và người dùng phải tìm phương pháp root riêng cho thiết bị của mình chứ không thể áp dụng cách root của các thiết bị khác nữa.

Nhưng điều đó có vẻ đã thay đổi khi thành viên alephzain của diễn đàn XDA đã tạo ra Framaroot – một ứng dụng dùng để root Android có thể chạy trực tiếp trên các thiết bị Android. Cách sử dụng Framaroot vô cùng đơn giản, bạn thậm chí còn không cần phải kết nối thiết bị Android với máy tính nữa.

Root các thiết bị Android một cách đơn giản với Framaroot

Framaroot hỗ trợ khá nhiều loại thiết bị chạy chip Qualcomm, Mediatek, Exynos, … bao gồm các thiết bị nổi tiếng thuộc dòng Galaxy của Samsung, Optimus của LG, một số máy ASUS, Motorola Droid, … Có một điều ngạc nhiên là Framaroot còn hỗ trợ một số máy của các hãng không quá đình đám như Huawei, Lenovo, ZTE, Meizu, Sharp,… và các hãng mà chúng ta chưa nghe tên bao giờ như Parrot, THL, ZOPO, Texet, Fly, …

Các bước sử dụng Framaroot:

1. Tải về file apk của Framaroot tại đây và cài đặt nó trên máy Android của bạn.

2. Chạy Framaroot. Ở mục ‘Aragorn’ sẽ khác nhau ở tùy máy, có thể sẽ hiện một cái tên khác như Boromir, Legolas, Sam, Frodo,… có máy sẽ hiện tới 2-3 cái để bạn chọn.

3. Mục ở trên sẽ có các tùy chọn là ‘Install Superuser’, ‘Install SuperSU’ và ‘Unroot’. Vì mục đích của chúng ta là root máy nên ta sẽ chọn ‘Install Superuser’ hoặc ‘Install SuperSU’, và bạn muốn chọn cái nào cũng được nhưng tôi khuyên bạn nên chọn ‘Install SuperSU’.

4. Nhấn vào nút ‘Aragorn’ (Boromir, Sam,… tùy máy). Nếu không được thì bạn hãy chọn cái khác, còn nếu máy bạn chỉ hiện một trong những cái tên trên mà vẫn không được thì tức là Framaroot không hỗ trợ thiết bị của bạn.

5. Khi nhận được thông báo là đã root thành công thì bạn hãy khởi động lại máy và bạn sẽ thấy icon của Superuser hoặc SuperSU trong app drawer

Root các thiết bị Android một cách đơn giản với Framaroot

 Để kiểm tra chắc chắn là máy bạn đã root chưa thì bạn hãy tải ứng dụng Root Checker tại đây. Sau khi cài đặt bạn hãy mở ứng dụng lên và chọn ‘Verify Root Access’, nếu thấy thông báo hiển thị ‘Congratulations! This device has root access’ thì máy bạn đã root thành công.

Recent posts

[WordPress] Hướng dẫn tạo Custom Action Hook trong WordPress

[WordPress] Hướng dẫn tạo Custom Action Hook trong WordPress

Tạo custom Action Hook trong WordPress là một kỹ năng rất hữu ích để tùy chỉnh và mở rộng chức […]

Cuộc chiến không hồi kết: “Trình duyệt CC” chặn quảng cáo

Cuộc chiến không hồi kết: “Trình duyệt CC” chặn quảng cáo

Người dùng internet không còn lạ lẫm gì trước những “chiêu” được “hãng Y” sử dụng, nhằm hạn chế việc […]

Windows có lỗ hổng nghiêm trọng, Microsoft biết nhưng từ chối sửa

Windows có lỗ hổng nghiêm trọng, Microsoft biết nhưng từ chối sửa

Một lỗ hổng bảo mật trên Windows có “cửa hậu” cho phép đăng nhập bằng mật khẩu cũ. Một phát […]

Apple phát hành iOS 18.5 RC: Sắp ra mắt chính thức?

Apple phát hành iOS 18.5 RC: Sắp ra mắt chính thức?

Apple phát hành phiên bản Release Candidate (RC) của iOS 18.5 và iPadOS 18.5 đến các nhà phát triển cũng như người dùng tham gia […]

Apple cập nhật ứng dụng Move to iOS, nâng cấp tốc độ truyền tải

Apple cập nhật ứng dụng Move to iOS, nâng cấp tốc độ truyền tải

Move to iOS là ứng dụng của Apple để giúp người dùng Android khi chuyển sang hệ sinh thái của Apple, cụ thể là iOS […]

© 2021 Tạp Chí CNTT. Mr Hoang